Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Phụ kiên Điện thoại sành điệu

Miếng dán da iPhone Xs khắc logo da  bò 100%

 Sản phẩm miếng dán da iPhone Xs

  •  là sản phẩm giúp bảo vệ mặt lưng cho điện thoại, chất liệu da giúp chống trầy xước, giảm lực va đập khi rơi
  • Miếng dán da chỉ dày 0.8mm đến 1mm
  • Chất liệu da, mềm mại, dẻo dai.. sử dụng công nghệ 3M trong gia công
  • Công nghệ 3M là công nghệ sản xuất, gia công hiện đại phổ biến nhất hiện nay.

 Dòng chữ iPhone và Logo trái táo được khắc laser tinh tế, sang trọng

 Sản phẩm luôn thân thiện người sử dụng bằng chất liệu tự nhiên.

  • Đặc biệt, sản phẩm  miếng dán da iPhone được sản xuất theo khuôn chuẩn nên người không chuyên cũng có thể dễ dàng dán cho điện thoại của mình. 
miếng dán da iphone xs - dán da iphone xs da thật - dán da bò iphone xs - dán da iphone xs khắc logo 8249
miếng dán da iphone xs - dán da iphone xs da thật - dán da bò iphone xs - dán da iphone xs khắc logo 8250
miếng dán da iphone xs - dán da iphone xs da thật - dán da bò iphone xs - dán da iphone xs khắc logo 8251
miếng dán da iphone xs - dán da iphone xs da thật - dán da bò iphone xs - dán da iphone xs khắc logo 8252

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

[HOT NEWS] AWING đã có mặt tại hệ thống rạp CGV toàn quốc

Bắt đầu từ tháng 04/2019, AWING và CGV đã hợp tác và đưa vào triển khai Wi-Fi marketing cho toàn bộ hệ thống rạp chiếu phim của CGV trên toàn quốc. CGV sẽ là mảnh ghép mới trong bức tranh về hệ thống Wi-Fi marketing mà AWING đang không ngừng hoàn thiện.
AWING là đơn vị phát triển nền tảng công nghệ theo mô hình điện toán đám mây ACM (Adaptive Campaign Management) với khả năng tương thích với toàn bộ thiết bị triển khai Wi-Fi marketing trên thị trường. ACM cho phép các hệ thống hoặc địa điểm riêng biệt kết nối với nhau tạo thành một mạng lưới Wi-Fi marketing rộng lớn không giới hạn. Từ đó tạo ra một công cụ quảng cáo Digital OOH (Out Of Home) hiệu quả giúp nhãn hàng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu tại những địa điểm cụ thể với hành vi tiêu dùng, sở thích, thói quen và khả năng tiếp nhận quảng cáo một cách rõ ràng.
Triết lý kinh doanh của AWING luôn đặt trải nghiệm của người dùng lên hàng đầu. Vì lý do đó AWING không dừng lại ở việc cung cấp nền tảng công nghệ, mà luôn cố gắng giúp các đơn vị sở hữu hạ tầng cải thiện và nâng cao chất lượng internet, từ đó giúp người dùng thật sự tin tưởng, thoải mái khi trải nghiệm dịch vụ. Đó chính là cách AWING tạo ra nhiều cơ hội hơn để nhãn hàng tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu. 
Với kinh nghiệm, uy tín và hiệu quả đạt được khi triển khai hợp tác với các đối tác hàng đầu như Vincom, Highlands Coffee, Golden Gate Group, các Cảng hàng không quốc tế,… AWING tiếp tục triển khai tích hợp thành công với hệ thống rạp chiếu phim lớn nhất tại Việt Nam - CGV .
Với hơn 70 rạp trên toàn quốc và đang không ngừng mở rộng quy mô khi nhu cầu giải trí ngày một tăng cao. CGV tập trung vào nhóm khách hàng trẻ, phong cách tiêu dùng hiện đại, chủ động trong chi tiêu, khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin rất tốt qua các hình thức công nghệ và truyền thông. 
Năm 2019, sẽ là một năm phát triển không ngừng nghỉ của AWING về giải pháp công nghệ cũng như quy mô hệ thống truyền thông.
Hãy cùng AWING chờ đón những thông tin mới được update liên tục trong thời gian tới.

Đổi tên thương hiệu, Case "Megastar thành CGV"

Thị trường M&A Việt Nam vừa chứng kiến sự kiện CGV group mua lại chuỗi rạp Megastar. Việc làm tiếp theo của CGV là đổi tên toàn bộ chuỗi rạp Megastar thành CGV. Và giờ là lúc CGV đang có hàng loạt chiến dịch quảng bá nhằm nhấn mạnh cái tên CGV của mình và chờ đợi cái tên Megastar dần phai nhạt trong tâm trí khách hàng.

Megastar thành CGV: Cái gì vậy?

Megastar là thương hiệu đầu tiên và tiên phong trong lĩnh vực chuỗi rạp chiếu phim cao cấp tại Việt Nam. Cái tên Megastar đã đi vào tâm trí của người tiêu dùng Việt.
CGV đã giải thích: C là Culture (Văn hóa), G là Great (Vĩ đại), V là Vital (Thiết yếu). Một cái tên đầy ý nghĩa! Nhưng xem ra cái tên CGV quá phức tạp đối với người tiêu dùng, nó rắc rối hơn và khó nhớ hơn.
Mỗi khi mua bán - sáp nhập, thường thì điều đầu tiên các doanh nghiệp châu Á làm là đổi tên thương hiệu bị mua, cho dù đôi khi thương hiệu bị thâu tóm vẫn có giá trị lớn. Thương hiệu ThinkPad của IBM đã có chỗ đứng vững trong tâm trí người tiêu dùng. Sau khi IBM chuyển hướng kinh doanh, bán bộ phận phát triển ThinkPad cho Lenovo, thì ThinkPad lập tức thành Lenovo!

Từ góc nhìn thương hiệu, theo người viết, đó không phải là một chiến lược thông minh.

Thương hiệu kem đánh răng P/S sau khi được Unilever mua lại vẫn được giữ nguyên và tồn tại song song cùng những thương hiệu kem đánh răng và hàng tiêu dùng khác của Unilever.

Trước đó, liên quan đến tên thương hiệu, đại diện một doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm thực phẩm mang thương hiệu trùng với sản phẩm khác ngành hàng từng đưa ra nhận định: “Tên gọi chỉ để nhận diện thương hiệu và giúp người dùng dễ nhớ; còn chất lượng, hương vị, khẩu vị, hình ảnh bao bì… mới là những yếu tố quyết định đến việc khách hàng có chọn và tiêu dùng sản phẩm hay không”.

Có chắc là chất lượng sản phẩm mới là điều quan trọng nhất?

Một công ty sản xuất quạt có tiếng từng đoạt giải “Plant Engineering Product of the Year” nhưng doanh số rất tầm thường. Vấn đề nằm ở đâu? Big AssFan là một cái tên kéo trì nỗ lực của các kỹ thuật viên công ty.
Những cái tên kiểu như: nước rửa mắt Cat Crap, rượu vang Cat's Pee On A Gooseberry Bush, Old Fart’s Wife... có thể khiến người tiêu dùng bỏ chạy trước khi tìm hiểu chất lượng sản phẩm.

4P và 1N

Một sản phẩm tốt với một cái tên thương hiệu tốt sẽ có sức công phá mạnh mẽ. Một sản phẩm tốt với một cái tên bình thường vẫn có thể thành công nếu:

1. Những đối thủ cạnh tranh trên thị trường quá yếu.

2. Doanh nghiệp có sản phẩm tiên phong trong một ngành hàng.

Schlitz từng là loại bia số 1 tại thị trường Mỹ cho đến khi có sự xuất hiện của Budweiser. Ngày nay, Budweiser đã vững mạnh và có thể khẳng định vị trí như câu slogan “The King of Beer”. Schlitz giờ ở đâu? Chỉ nằm trong ký ức!

Tại sao Schlitz thua cuộc? Sản phẩm ư? Không phải. Quảng cáo ư? Không phải. Trong thời điểm cạnh tranh ngôi vị số 1, chi phí cho tiếp thị của Schlitz chẳng kém cạnh gì so với Budweiser. Vậy tại sao Schlitz lại bị hạ bệ? Hãy mường tượng cảnh một người đã ngà ngà và gọi “1 lon S-ch-lit-z”, so với chỉ cần nói “1 lon Bud”.

Khi làm marketing, chúng ta thường quá chú trọng đến ma trận Marketing Mix với 4 P: Place - địa điểm, Product - sản phẩm, People - con người, Promotion - khuyến mãi, mà quên đi một chữ cái quan trọng hơn gấp bội, đó là N - Name: Tên thương hiệu.

Một cái tên tệ có thể kéo trì thương hiệu, thành "tử huyệt" của doanh nghiệp nếu đối thủ biết khai thác.

Một nhà thiết kế tài danh có tên là Ralph Lifshitz. Tài năng của ông không lớn hơn hay ít đi. Nhưng chỉ sau khi đổi tên, Ralph Lifshitz mới có cơ hội. Ralph Lauren giờ là nhà thiết kế hàng đầu trên thế giới.
Loeb Strauss tạo nên chiếc quần jean nổi tiếng thế giới, nhưng không với cái tên Loeb mà là “Levi Strauss”. Levi’s là một cái tên thương hiệu tốt hơn rất nhiều so với cái tên Loeb, và giờ thống trị danh mục quần jean.

Marion Morrison từng là diễn viên vô danh trước khi ông đổi tên thành John Wayne. Một cái tên trung tính như Marrion rất khó có thể tạo dựng một hình ảnh “nam tính” như John Wayne.

Hay, liệu rằng cái tên Trần Thị Thanh Nhàn sẽ có thể tạo thành một nhân hiệu có sức hút như Lý Nhã Kỳ?

Nghiên cứu từng chỉ ra: Hai cô gái xinh đẹp như nhau, khi cùng có tên Mary, tỷ lệ thu hút đối với nam giới là xấp xỉ 50%. Nhưng khi đổi tên một cô thành Gertrude, một cô thành Jennifer. Bạn đoán xem ai là người có sức hút hơn. Jennifer giờ đã có tỷ lệ hấp dẫn lên tới 80%!

Đó là những minh chứng cho thấy một cái tên thương hiệu tốt sẽ là đôi cánh giúp cho sản phẩm thành công.

Những con số biết nói về CGV tại Việt Nam

Mạnh tay đầu tư vào nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam trong hơn 10 năm qua, CGV đã và đang góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trên thị trường.

Trong một chia sẻ mới đây – ông Sim Joon Beom - Tổng Giám đốc công ty CJ CGV Việt Nam cho biết:“Mục tiêu của chúng tôi là góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 quốc gia có nền điện ảnh phát triển toàn cầu. Cụ thể, chúng tôi sẽ đầu tư thêm 200 triệu USD vào thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020, tập trung vào 3 trụ cột chính: phát triển cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các thể loại phim và hỗ trợ phát triển nhân lực cho ngành điện ảnh”.
Từ cú hích tiên phong của CGV vào Việt Nam từ năm 2011, ngày càng nhiều đơn vị chú trọng đầu tư hơn vào cơ sở hạ tầng, phát triển điện ảnh… nhằm mở rộng qui mô thị trường, mang điện ảnh chất lượng cao đến nhiều người dân hơn trên toàn quốc. Tính đến tháng 02/2018, CGV hiện có:
Song song đó, CGV là đơn vị tiên phong tập trung hỗ trợ tối đa cho phim Việt thông qua chiến lược “3 trong 1” khi đồng hành cùng các đạo diễn, nhà sản xuất từ quá trình phát triển nội dung, phát hành cho tới trình chiếu phim tại các cụm rạp. Lợi nhuận thu về từ những bộ phim Việt chính là nguồn động lực lớn để các nhà sản xuất tiếp tục tái đầu tư và sáng tạo nên những tác phẩm mới, thử sức với thể loại phim mới, từ đó góp phần mở rộng thị phần của phim Việt và xây dựng nền móng vững chắc cho nền điện ảnh.
Trong nhiều năm qua, CGV luôn là thương hiệu được hàng triệu khán giả Việt Nam yêu mến và chọn lựa. Lợi thế đó đã kết nối các nhà sản xuất trong và ngoài nước với ngày càng nhiều khán giả thông qua những bộ phim hay. Các cụm rạp của CGV không chỉ trở thành địa điểm trải nghiệm điện ảnh mà còn là nơi giải trí và gắn kết tình thân lý tưởng dành cho nhiều đối tượng khán giả trên cả nước.
Ngoài những thành tích trên, việc CGV chú trọng đến các hoạt động trách nhiệm xã hội và đóng góp cho cộng đồng cũng đang là một điểm cộng lớn dành cho doanh nghiệp này


Có thể thấy, nếu không có những số liệu kể trên, rất ít người có thể hình dung được những đóng góp đáng kể của CGV cho nền điện ảnh Việt Nam. Đặc biệt, khi doanh nghiệp này đã mạnh dạn đầu tư 400 triệu USD vào thị trường từ nguồn vốn vay và các chương trình hợp tác với đối tác trong suốt hơn 10 năm qua.
Nền điện ảnh Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng đạt 25-30%/năm và hàng trăm rạp chiếu phim chất lượng cao đang vận hành trên khắp cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước và CGV vẫn kiên định bước tiếp trên hành trình đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 quốc gia có nền điện ảnh phát triển toàn cầu vào năm 2025

Social Listening: Cuộc chiến CGV, Lotte và Galaxy Cinema trên mạng xã hội

Phim ảnh là một trong những chủ đề hot nhất trên social media từ đầu năm đến nay trong đó các phim bom tấn chiếu rạp luôn được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Tận dụng xu hướng này, các rạp chiếu phim hiện nay rất đầu tư vào việc quảng bá các phim sắp chiếu, thu hút được tương tác khủng từ phía người dùng trên social media. Cùng với nhu cầu gia tăng của việc xem phim ở rạp, thì sự cạnh tranh của các rạp chiếu phim ngày càng khốc liệt; chính vì thế, hiểu rõ được khách hàng sẽ là lợi thế trong việc chạy đua đến tâm trí người dùng. Trong bài viết này, Buzzmetrics Social Listening sẽ phân tích về hoạt động của các rạp phim trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2016, đào sâu vào ý kiến của khách hàng trên social media về các rạp chiếu phim.

1. Số lượng và thị phần thảo luận của các rạp phim trên social media

CGV, Lotte Cinema, Galaxy Cinema là 3 thương hiệu rạp phim được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội trong quý II năm 2016; trong đó, CGV chiếm hơn 50% tổng thị phần thảo luận. Ngoài việc nhắc đến tên các thương hiệu như là một nơi chiếu các bộ phim bom tấn, được yêu thích nhất hiện giờ thì một lượng lớn các thảo luận nhắc đến các thương hiệu đến từ trang Facebook fanpage của các nhãn hàng khác như SpriteYomostGia Dinh Nestle; mà trong đó voucher xem phim của các rạp là giải thưởng giành cho người chiến thắng các mini game.

Nền tảng thảo luận của các rạp phim trên social media

CGV, Lotte Cinema, Galaxy Cinema đều có trang Facebook fanpage hoạt động tích cực, như cập nhật thông tin các bộ phim mới bằng trailer phim, thời gian khởi chiếu… cũng như tung ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn vào các ngày đặc biệt hoặc dành cho các đối tượng cụ thể như các cặp đôi, học sinh – sinh viên, trẻ em…Bên cạnh đó là các mini game thu hút giúp các thương hiệu tăng sự tương tác với fan và gợi nhắc về việc đến rạp xem những bộ phim đình đám đang chiếu.

2. Xu hướng thảo luận của top 3 rạp phim trên social media

Nhìn chung, xu hướng thảo luận của cả 3 rạp phim có sự tăng giảm liên tục; đối với CGV Cinemas những thời điểm có lượng thảo luận tăng cao nhất là các bài viết cập nhật trailer phim sắp được khởi chiếu ở rạp [Link]. Tương tự với CGV Cinemas, các đoạn trailer phim là loại nội dung tạo nhiều thảo luận nhất trên trang Facebook fanpage của Lotte Cinema [Link]; mặt khác, việc được nhắc đến như là phần thưởng cho mini game trên trang của Yeah1 TV đã khiến cho xu hướng thảo luận về Lotte Cinema tăng đột biến ở điểm B [Link]. Trong khi đó, nguồn giúp Galaxy Cinema tạo được nhiều thảo luận nhất đến từ hot Facebooker Robbey với nhiều bài viết cập nhật về các bộ phim đang được chiếu cũng như các hình ảnh từ Galaxy Cinema [Link].

3. Hoạt động của top 3 rạp phim trên social media

Hoạt động quảng bá phim đang và sắp được chiếu là hoạt động được các rạp đầu tư nhiều nhất và cũng là hoạt động tạo được nhiều thảo luận nhất; kế đó là các chương trình ưu đãi cho khách xem phim và các mini game trên trang Facebook fanpage của 3 rạp. Ngoài ra, CGV Cinemas còn nhận nhiều thảo luận nhờ các chương trình ưu đãi dành cho các cặp đôi như chương trình “Hẹn hò tại CGV”, “Nhật ký hẹn yêu” và “Khoảnh khắc ngọt ngào”. Đặc biệt, CGV Cinemas và Lotte Cinema còn có các hoạt động kết hợp với các nhãn hàng khác dưới dạng tặng vé xem khi mua sản phẩm của các nhãn hàng khác và ngược lại.

4. Khách hàng nói gì về các rạp phim trên social media?

CGV CINEMASlà rạp phim nhận được nhiều đánh giá tích cực về chất lượng dịch vụ; ngoài ra, các yếu tố phim chất lượng caoâm thanh tốtrạp sạch đẹp cũng nhận được nhiều phản hồi tốt; đặc biệt, CGV Cinemas được khách hàng khuyên bạn bè chọn lựa là vì có chiếu đầy đủ after credit và thái độ phục vụ của nhân viên được đánh giá cao là do tua nhanh đến đoạn credit để người xem không phải chờ đợi. Tuy nhiên, CGV cũng nhận nhiều phản hồi tiêu cực nhất là về mức giá khá cao (được so sánh là cao nhất trong các rạp); bên cạnh đó, có nhiều ý kiến không hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viênkhông nhiệt tình và không giới thiệu về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của rạp;nhiệt độ điều hòa không ổn định (quá lạnh/nóng) ảnh hưởng đến trải nghiệm xem phim của khách hàng.
LOTTE CINEMAgiá vé rẻ nhận được nhiều ý kiến đồng tình do rạp có chạy nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi;thức ăn bán tại rạp ngon và combo bắp nước rẻ là các yếu tố nhận nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Trong khi đó, vấn đề về thái độ phục vụ nhân viên và đặt vé nhận nhiều đánh giá tiêu cực nhất; khách hàng gặp một khó khăn với việc đặt vé trước ở Lotte Cinema như: không thể liên hệ đặt vé qua điện thoại, website chỉ có thể giữ chổ, không có tính năng thanh toán online và có thể bị hủy vé đã đặt…
GALAXY CINEMA: nhận nhiều phản hồi tích cực ở yếu tốt giá vé rẻthái độ phục vụ của nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệpthiết kế của combo đẹp… Tuy nhiên, kích cỡ màn chiếu nhỏ và rạp không có chiếu phim với định dạng IMAX, 3D là hai yếu tố nổi bật khiến khách hàng đánh giá rạp không tốt.

Tạm kết:

Ngoài các yếu tố chủ quan về chất lượng rạp, chất lượng phim và thái độ phục vụ nhân viên thì đối tượng người xem ở rạp cũng là một yếu tố khiến khách hàng quyết định chọn lựa rạp phim, ý thức khách hàng kém như trò chuyện lớn tiếng khi xem phim, đạp vào ghế của người ngồi trước, khách vào rạp trễ… cũng khiến khách hàng đánh giá không tốt về rạp chiếu phim và khiến họ từ bỏ không xem ở rạp đó nữa. Bên cạnh đó, việc sắp xếp số lượng suất chiếu và lịch chiếu phù hợp với đối tượng người xem sẽ góp phần giúp các rạp giữ được cảm tình của khách hàng hơn nữa, ví dụ như phim hoạt hình nước ngoài được lồng tiếng sẽ nhắm đến đối tượng là trẻ em vì thế các suất chiếu nằm trong các khoảng thời gian đi làm của ba mẹ sẽ không phù hợp.
Nếu không xét đến số tiền phải bỏ ra và với cùng chất lượng phim, thì các yếu tố góp phần giúp khách hàng tận hưởng tốt khoảng thời gian xem phim như: nhiệt độ điều hòa phù hợp, có chiếu after credit, nhắc nhở các khách hàng kém ý thức… sẽ giúp các rạp được người dùng đánh giá cao và ưu tiên chọn lựa đi khi xem phim.

MÙA ĐÔNG ĐI ĐÂU CHO ẤM?

Không biết các bạn có giống mình không. Mình rất thích xem phim .Với mình thì trải nghiệm xem phim thoải mái và sướng nhất vẫn là nằm ở nhà , gác tay lên vai bạn gái và thưởng thức phim, tuy nhiên màn hình ở nhà thì cũng chỉ 60 inch, loa gắn to lắm nhưng mà cái cảm giác rung người khi bom nổ đạn rơi ở ngoài rạp vẫn chưa tái hiện được rõ rệt. Khi hay tin có rạp giường nằm, mình rất muốn đi trải nghiệm thử, nay đã đi nằm giường này 2 lần, xin có vài điều chia sẻ đến các bạn.

Rạp được xây dựng đẹp, không kèm trung tâm thương mại

Cảm nhận đầu tiên về bề ngoài cụm rạp này là nó có kiểu kiến trúc hiện đại và bắt mắt, do không đi kèm theo trung tâm thương mại cho nên người ra vào không quá tấp nập, giúp các bạn đi xem phim được thoải mái tâm lý hơn.